Thứ 4, 09/10/2024 | English | Vietnamese
Xem chi tiết văn bản
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2024 |
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN MỘT SỐ KHOẢN CHI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO LƯU HỌC SINH, NGƯỜI HỌC ĐANG HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI THEO CÁC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỂ CHUYỂN ĐƯỢC KINH PHÍ RA NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn phương thức thanh toán một số khoản chi từ ngân sách nhà nước cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài theo các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn phương thức thanh toán một số khoản chi từ ngân sách nhà nước cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài theo các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài; các khoản chi bao gồm: sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế tại nước ngoài cấp cho lưu học sinh và người học được cấp có thẩm quyền cử đi học ở nước ngoài theo quy định.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các lưu học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học tại nước ngoài theo quy định tại Điểm 2 Phần I Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG) và Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG);
b) Người học được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài theo các Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1341/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 theo Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035 theo Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề án đào tạo theo Quyết định số 2779/QĐ-BQP ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Quốc phòng.
- Đề án đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ lãnh đạo quản lý do cơ quan Đảng chủ trì thực hiện.
- Các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Các Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài trong các ngành, lĩnh vực theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài quy định tại Thông tư này được hiểu là trường hợp vì lý do khách quan (bao gồm chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và lý do khách quan khác), các Bộ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài không thể thực hiện được việc chuyển kinh phí (sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế) theo quy định hiện hành cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài theo quyết định cử đi học của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Phương thức thanh toán
1. Khi phát sinh trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài, các Bộ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này gửi đề xuất đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục chi trả kinh phí cho lưu học sinh, người học (bao gồm sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế tại nước ngoài) bằng đồng đô la Mỹ (USD) vào tài khoản cá nhân của lưu học sinh, người học mở tại các ngân hàng ở Việt Nam.
Các Bộ, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đề xuất gửi đến Kho bạc Nhà nước, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
2. Mức chi sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế cấp cho lưu học sinh, người học được thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài như sau:
a) Điểm 3.2 Mục II Phần II Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG và quy định tại Khoản 3,4 Điều 1 Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.
b) Khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 88/2017/TT-BTC).
c) Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 54/2022/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao (sau đây gọi là Thông tư số 54/2022/TT-BTC).
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư số 30/2022/TT-BTC ngày 3 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 30/2022/TT-BTC).
đ) Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 42/2023/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 42/2023/TT-BTC).
e) Các quy định về mức chi sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế tại nước ngoài quy định tại các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài khác theo quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có).
3. Các Bộ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý kinh phí để chi trả cho lưu học sinh, người học đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, mức chi theo quy định; theo dõi, quản lý số tiền chi trả đảm bảo không cấp trùng và thực hiện giảm trừ tương ứng số tiền đã chi trả tại Việt Nam trong tổng số kinh phí của người học được hưởng theo chế độ quy định.
4. Khi xác định được thời điểm có thể thực hiện chuyển kinh phí (sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế) ra nước ngoài cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài, các Bộ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài phối hợp với Kho bạc nhà nước chấm dứt việc thực hiện phương thức thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, khôi phục việc chuyển kinh phí (sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế) ra nước ngoài cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài theo quy định hiện hành tại các Thông tư của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài (gồm: Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG và Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG; Thông tư số 88/2017/TT-BTC; Thông tư số 54/2022/TT-BTC; Thông tư số 30/2022/TT-BTC; Thông tư số 42/2023/TT-BTC) và các quy định khác có liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 7 năm 2024.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan có liên quan để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Văn bản liên quan
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global